Ngành y là một trong những nhóm ngành có tỉ lệ việc làm khá triển vọng tại Việt Nam. Tuy nhiên, số sinh viên trường y gặp khó khăn trong quá trình tìm việc làm vẫn là tình trạng gây đau đầu trong thời gian qua.
Mỗi năm các trường đại học y cho ra đời số bác sĩ và y tá, cùng các chuyên môn chăm sóc sức khỏe khác là khá lớn nhưng chỉ chưa đến một nửa số sinh viên đó được tìm việc làm và đi theo đúng hướng ngành nghề đã học. Số sinh viên còn lại đều cảm thấy vất vả trong tìm việc làm cho phù hợp với trình độ và kinh nghiệm.
Giữa các trường đào tạo y và các nhà tuyển dụng nhân sự cần có sự liên hệ mất thiết với nhau. Vì đặc thù của ngành y là phải trải qua quy trình học và nghiên cứu rất lâu nên nếu có sự chênh lệch giữa nhu cầu cung và cầu của nguồn nhân lực sẽ tây ra sự lãng phí rất lớn. Ngoài ra, giữa những tin tức truyền thông cho rằng học ngành y sẽ đảm bảo một tương lai vững chắc nên nhiều sinh viên đã theo học và sau khi tốt nghiệp mới nhận thấy ngành học không phù hợp với sở thích và khả năng của bản thân. Chính vì vậy có rất nhiều sinh viên bỏ học giữa chừng, hoặc chuyển ngành và làm việc sai ngành sau khi ra trường.
Vì ngành y gắn liền với tính mạng con người nên yêu cầu sinh viên phải có sự nỗ lực và quyết tâm cao độ. Nếu các sinh viên trường y thiếu sự kiên trì và không có tinh thần tự học thì sẽ lãng phí thời gian ngồi trên ghế nhà trường, vì kiến thức lý thuyết chưa đủ để các em trở thành một chuyên gia y tế lành nghề. Các trường y của Việt Nam hiện vẫn chưa chú trọng nhiều về thực hành và cọ xát thực tế nên nhiều sinh viên chỉ học để lấy chứng chỉ và hầu như không tìm được việc làm vì không đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng.
Số sinh viên không tìm được việc làm trong ngành là khá lớn và điều đó cho thấy sự thiếu sót của vấn đề đào tạo và giảng dạy. Chúng ta sẽ đứng trước nguy cơ khát nhân lực trầm trọng đối với đội ngũ y khoa trong tương lai gần.
Theo y kiến của một Hiệu trưởng trường cao đẳng y dược cho biết, để Việt Nam hạn chế lãng phí nguồn nhân lực, các trường y trên cả nước cần phải đẩy mạnh chiến lược đào tạo, giảng dạy để đảm bảo đầu ra cho các sinh viên được chất lượng và hiệu quả khi tìm việc làm hơn.
Ờ các trường đại học và cao đẳng y trên cả nước nói chung, hình thức giảng dạy vẫn chưa có sự đột phá và thay đổi. Việc học và nghiên cứu quá coi trọng về lý thuyết mà chưa cho sinh viên thực hành, thực tập nhiều hơn. Trang thiết bị, cơ sở vật chất cũng chưa đảm bảo cũng là nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong đào tạo. Các trường học cần phải thay đổi giờ học để các sinh viên có những trải nghiệm thực tế nhiều hơn. Tuy nói là vậy nhưng vấn đề thực hiện đổi mới vẫn là một câu hỏi vô cùng lớn cho các chuyên gia vì nhiều năm nay, vấn đề nhân sự vẫn chưa thực sự trở nên ổn định đối với Việt Nam.
Theo phân tích và đánh giá của các chuyên gia, hiện nay có rất ít trường y hiện đại và cung cấp môi trường làm việc thực tế cho sinh viên. Chỉ có một vài trường có mô hình bệnh viện riêng nhằm phục vụ công tác thực hành và thực tập cho sinh viên. Khi được làm việc và tuyển dụng việc làm tại các bệnh viện này, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội tiếp xúc và học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật từ các chuyên gia lâu năm, điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho các em trong quá trình tìm việc làm trong tương lai.
Có thể kết luận rằng, bài toán nguồn nhân lực ngành y đến từ ngay chính trường đào tạo và mô hình giảng dạy. Nếu cá trường có thể thay đổi được chính sách, chiến lược, liên kết với các bệnh viện để đẩy mạnh chất lượng sinh viên đầu ra thì vấn đề thất nghiệp không còn là nỗi lo quá lớn nữa.